Đăng nhập
“Chương trình thỏa thuận tự nguyện thí điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” (Chương trình VA)
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cải thiện hiệu quả năng lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, Tổng cục năng lượng - Bộ Công Thương triển khai “Chương trình thỏa thuận tự nguyện thí điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” (Chương trình VA). Chương trình VA được sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF). Tháng 11 năm 2015, Chương trình VA được ra mắt và giới thiệu đến cộng đồng doanh nghiệp tại 03 thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Chương trình thỏa tự nguyện là văn bản được ký một cách tự nguyện giữa Bộ Công Thương và doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp cam kết thực hiện mục tiêu tiết giảm năng lượng tiêu thụ dựa trên sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương.
Chương trình kéo dài 10 năm, trong đó 02 năm đầu sẽ hoạt động như một giai đoạn thí điểm. Trong giai đoạn thí điểm, các doanh nghiệp tham gia sẽ triển khai các hoạt động để tiết giảm năng lượng sử dụng nhằm đạt mục tiêu đề ra trong bản cam kết tự nguyện. Tuy nhiên các cam kết này không mang tính ràng buộc, tất cả dựa vào tinh thần tự nguyện và nhận thức của doanh nghiệp trong việc cắt giảm chi phí năng lượng trong giá thành sản phẩm. Sau 02 năm, Tổng cục năng lượng sẽ tổ chức đánh giá lại các kết quả thực hiện của doanh nghiệp và tiếp tục xây dựng các cơ chế, chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Đối tượng được sự hỗ trợ của Chương trình là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm. Ban đầu, Chương trình thỏa thuận tự nguyện thí điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chỉ hỗ trợ giới hạn 7 doanh nghiệp trên toàn Quốc.
Tham gia Chương trình VA, ngoài việc được kiểm toán năng lượng miễn phí, xây dựng mục tiêu và chương trình hành động để cắt giảm năng lượng tiêu hao, doanh nghiệp còn nhận được nhiều lợi ích khác: Lợi ích đầu tiên là được tăng cường năng lực thông qua hoạt động đào tạo như: Hệ thống quản lý năng lượng, kỹ năng chuẩn bị hồ sơ vay vốn đầu tư đổi mới công nghệ, các chương trình nâng cao năng lực pháp lý cho doanh nghiệp, các chương trình tham quan thực tế…Ngoài ra doanh nghiệp còn được quảng bá hình ảnh thông qua các sự kiện do Bộ Công Thương tổ chức; quảng bá hình ảnh trên website của Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; được cấp giấy chưng nhận và xét tặng CÚP...Lợi ích lớn nhất mà nhiều doanh nghiệp quan tâm đó là các hỗ trợ về mặt tài chính. Cụ thể, Doanh nghiệp sẽ được ưu tiên xét duyệt kinh phí hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015, từ Dự án CPEE hoặc từ Chương trình khác có liên quan do Bộ Công Thương chủ trì...Cuối cùng là lợi ích về mặt kỹ thuật, chương trình sẽ cung cấp cho doanh hiện trạng công nghệ máy móc và thiết bị hiện tại. Đưa ra các giải pháp tối ưu nhất để tiết kiệm chi phí cho từng hệ thống, từng bộ phận tiêu thụ năng lượng...
Các gói hỗ trợ tài chính trong và ngoài Chương trình VA
(1) Dự án mới của Ngân hàng thế giới với kinh phí hơn 200 triệu USD, dự kiến sẽ thực hiện trong năm 2016;
(2) Dự án “Chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng (LCEE)”: Doanh nghiệp thực hiện các giải pháp TKNL sẽ được hỗ trợ vay vốn và thưởng tối đa đến 30% khoản vốn vay; được tập huấn nâng cao năng lực, hỗ trợ lập hồ sơ tham gia dự án và tham gia các sự kiện của dự án;
(3) Dự án “Tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp VN” (VEEIEs) sẽ cung cấp nguồn vay 200 triệu USD trong trung và dài hạn cho các DN công nghiệp thực hiện TKNL;
(4) Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF): với nguồn vốn hiện tại khoảng 1000 tỷ đồng, hỗ trợ tài chính cho các dự án, các hoạt động bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc, trong đó có triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, sản xuất các sản phẩm bảo vệ môi trường;
(5) Ngoài Quỹ trên, một số Ngân hàng cũng có các chương trình cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư cho các dự án về sử dụng năng lượng tiết kiệm và năng lượng mới như Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Phú Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Tiết kiệm năng lượng khẳng định: Chương trình VA sẽ mang đến lợi ích lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được lợi ích và không có bất cứ ràng buộc nào. Mọi hoạt động tham gia dựa trên sự đàm phán, thỏa thuận tự nguyện của doanh nghiệp với Tổng cục năng lượng.
Tin tức mới
Tìm giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
Đó là thông điệp của Hội chợ Triển lãm Quốc tế về Công nghệ năng lượng - Môi trường Hà Nội 2016 (ENTECH HANOI 2016), diễn ra từ 9 giờ ngày 18/5 đến hết ngày 20/5 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E – Số 91 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
4 giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Hà Nội
Chi phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp tại Hà Nội quá cao so với các nước trong khu vực. Việc áp dụng 4 giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả hết sức cần thiết trong việc giảm giá thành đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
3 công nghệ được Bill Gates tin tưởng sẽ cứu thế giới
Bill Gates vừa đưa ra những định hướng cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng và biến đổi khí hậu trong tương lai bằng 3 công nghệ sản xuất điện năng mới.